KINH VĂN
Hoàng-Đế hỏi :
Gió Trời có 8 hướng, nhưng bệnh phong (2) ở kinh mạch chỉ có 5 thứ là nghĩa thế nào? (3)
Kỳ-Bá thưa:
Tám thứ gió nếu là “tà phong” , phạm vào kinh tức thành kinh-phong ; nó xâm vào 5 Tạng, bịnh sẽ do đó mà phát sinh (3) .+ a
KINH VĂN
Tà khí của 4 mùa lại làm thương cả 5 Tạng (1) .
Âm tinh sinh ra, gốc tự Ngũ-vị ; thần của 5 Tạng bị thương bởi năm vị (2) .
Vì vậy nên :
_ Vị nếu quá chua, Can-khí bị đẫm ướt, Tỳ-khí sẽ bị tuyệt (3) .
_ Vị nếu quá mặn, Đại-cốt nhọc mệt, cơ nhục bị sút Tâm-khí bị chèn nén (4) .
_ Vị nếu quá ngọt, Tâm-khí thở gấp và đầy ; da sạm đen,Thận-khí không yên (5) .
CHÚ GIẢI
(1)_. Khí của 4 mùa là PHONG-HÀN-THỬ-THẤP.
Câu này tỏ ra : chẳng những sự khí hóa của Âm Dương mắc bịnh, mà cả vật hữu hình là 5 Tạng cũng bị mắc bịnh, vì bịnh lâu thời truyền hóa.
(2)_. Thần khí sinh ra bởi Âm-tinh : tinh của 5 Tạng sinh ra bởi 5 vị_. thương bởi 5 vị, vì trong 5 vị có một vị “thiên thắng” nhiều hơn.
TOAN sinh Can, KHỔ sinh Tâm, CAM sinh Tỳ, TÂN sinh Phế, HÀM sinh Thận. Đó là Âm-tinh sinh ra bởi 5 vị.
(3)_. Vị Toan (chua) vào Gan, nếu chua quá thời Can nhiều tân dịch nên đẫm ướt ; Can đã bị đẫm ướt, Tỳ không chuyển du vào đâu, nên Tỳ-khí bị tuyệt.
(4)_. ĐẠI CỐT tức là Phủ của Thận. Vị mặn quá thời thương Thận, nên Đại-cốt bị thương ; Thủy tà thịnh phạm lên Thổ (Tỳ) nên cơ nhục sút. Thủy dẫn ngược xâm lấn vào Tâm, nên Tâm-khí như bị chèn nén.+ a
(5)_. Vị quá Ngọt, thời Thổ-khí (Tỳ) quá đầy đủ rồi. Thổ đã quá đầy đủ, thời Tâm không còn có thể truyền sang cho con nó nữa (Hỏa sinh Thổ ; Tâm là mẹ, Tỳ là con) ; vì thế nên thành chứng THỞ GẤP VÀ ĐẦY. Thận chủ về Thủy, sắc nó đen ; Thổ can (khô ráo, quá găng) quá thời làm thương đến Thận, nên mới hiện ra ngoài da sạm đen và Thận khí không yên.
Hoàng Đế Nội Kinh