Mô tả
Ấm đất sét Nghi Hưng còn được gọi là ấm tử sa dùng chỉ dòng ấm gốm, cụ thể là ấm pha trà được làm từ đất sét tím Nghi Hưng, Tỉnh Tô Giang, miền đông Trung Quốc.
Ấm pha trà Nghi Hưng dùng để pha trà Phổ Nhĩ, trà Đen và Oolong. Chúng cũng có thể được sử dụng cho các loại trà xanh hoặc trà Trắng. Một đặc tính nổi tiếng của ấm Nghi Hưng là khả năng hấp thụ hương vị của trà đã pha rất tốt. Theo thời gian, những hương vị này tích tụ lại để tạo cho mỗi ấm trà Nghi Hưng có một lớp phủ bên trong độc đáo của riêng nó. Vì vậy những người sành trà sẽ chỉ uống một loại trà trên một ấm trà Nghi Hưng cụ thể để lưu giữ hương vị của trà cho lần pha tiếp theo. Ngược lại, pha nhiều loại trà khác nhau trong một bình trà Nghi Hưng, sẽ tạo ra một lớp phủ có mùi vị hỗn hợp làm vẩn đục hương vị của các loại trà được pha trong lần tiếp theo.
Ấm Thạch Biều 190ml
Những loại đất Tử Sa Nghi Hưng
Ấm tử sa Nghi Hưng không chỉ hấp dẫn người thích ấm bằng vẻ đẹp bên ngoài mà còn bởi vị ngon của trà sau khi được pha xong. Nghệ nhân trải qua các quá trình pha trà, thưởng trà sẽ cảm nhận được vị ngon của trà hơn những loại ấm thông thường khác. Lý do của sự đặc biệt này chính là nhờ những nguyên liệu và quy trình sản xuất nung ấm của từng nghệ nhân. Tùy vào trình độ tay nghề và những bí quyết pha chế đất của từng nghệ nhân mà cho ra được những sản phẩm bình tử sa mang những đặc trưng riêng. Có nghệ nhân sẽ dùng đất nguyên khoáng, có nghệ nhân lại thích pha trộn hai hay nhiều loại đất lại với nhau để tạo thành những loại đất có thành phần khác nhau. Dưới đây là những loại đất thường được sử dụng:
- Nguyên khoáng Để Tào Thanh
- Nguyên khoáng Tử Nê
- Nguyên khoáng Thanh Thủy Nê
- Ngọc Sa Liệu
- Ngũ Sắc Thổ
- Tử Kim Sa
- Tử Ngọc Kim Sa
Ấm Tây Thi 210ml
Cách nhận biết ấm tử sa: Những giá trị của loại ấm trà này mang lại rất cao. Vì vậy tùy vào chất lượng của ấm mà hương vị của trà cũng khác nhau. Và sau đây là cách để bạn chọn mua một chiếc ấm tử sa ưng ý:
- Nhận biết bằng cách nhìn:
Khi nhìn bằng mắt thường thì ấm tử sa sẽ có hình dáng thanh thoát, ưa nhìn. Bên cạnh đó những bộ phận như thân, nắp, vòi, quai, miệng,… có sự cân đối cũng như màu sắc tương đồng với nhau. Ngoài ra, khi ta rót nước thì nước trà sẽ chảy thẳng đều và không bị bắn ra ngoài.
Thường sẽ có dấu hiệu của những nghệ nhân hay nhà sản xuất với nét chữ sắc sảo, được đặt cân đối ở trung tâm đáy ấm, thẳng hướng từ quai sang vòi ấm. Những chiếc ấm thật mắc tiền thường sẽ có thêm những dấu hiệu phụ dưỡi nắp và quai cầm rất rõ nét.
Bề mặt của ấm tử sa tốt khá mịn, đồng đều, không có hạt, không có các dấu hiệu phồng rộp.
Lưới và vòi trong ấm thường có lỗ tròn ngay ngắn. Những chi tiết trang trí ngoài ấm được tỉ mỉ, cẩn thận.
Khi sờ vào ấm sẽ có cảm giác rất mịn, miệng vòi và lỗ chính giữa có những vết thẳng được xuất phát từ tâm lòng ấm khi nhìn thẳng vào lòng ấm.
NHƯ Ý thủ công 100% – 180ml
- Nhận biết bằng cách nghe:
Trượt nhẹ nắp ấm 2 đến 3 vòng trên miệng ấm. Lắng nghe âm thánh phát ra đanh như sắt, giòn giã như ngọc đá. Sau đó dùng tay sờ lên bề mặt của ấm thấy độ bóng và độ trơn láng. Đặc biệt hơn, dùng bình tử sa càng lâu thì không đổi màu và ấm càng lên nước.
BÁT NHÃ TÂM KINH thủ công – 220ml
Cách xử lý ấm Tử Sa khi mới mua về:
- Sau khi bạn mua về không nên dùng Ấm để pha trà liền. Bạn trần ấm qua nước sôi với cách xử lý như sau: Lấy chiếc nồi, lót chiếc khăn để cách giữa ấm và nồi tránh sự va chạm làm sứt mẻ. Đổ nước ngập ấm. Nấu sôi từ 30 đến 40 phút tắt bếp.. Sau 5 phút vớt ấm ra để nguội sau đó tráng lại bằng nước sạch
- Mỗi khi pha trà xong ta nên đổ sạch bã trà trong Ấm đi, sau đó dùng nước sôi tráng sạch phía trong và ngoài ấm. Sử dụng vải mềm để vệ sinh ấm và để ấm ở nơi khô thoáng.
- Tránh rửa bình trà bằng xà bông, nước rửa chén bát, nếu ngấm vào ấm rất khó mất mùi, đồng thời sẽ làm mất hương vị của trà.
- Mỗi ấm trà dạng này chỉ nên pha với một loại trà. Khi bạn muốn đổi loại trà khác thích hợp hơn cho ấm trà, hãy làm lại các bước trước khi sử dụng ấm ở phần trên.