Mô tả
Lục Trà Shan Tuyết được thu hoạch và chế biến 100% nguyên 1 tôm 1 lá từ cây trà Shan tuyết Cổ thụ 300 đến 500 năm tuổi ở độ cao 1.300m thuộc núi Tây Côn Lĩnh, Hà Giang. Nên Lục Trà Shan Tuyết được là một dòng trà quý hiếm.
Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang. Dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km, với độ cao 2.431m, đây là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc, thường được gọi là “nóc nhà Đông Bắc”. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.
Suối Sửu là con suối bắt nguồn từ đỉnh Tây Côn Lĩnh, mùa mưa nước đục ngầu nhưng khi trời nắng nước lại trong veo.
Lục Trà Shan Tuyết – Mộc An có hương thơm lúa mới, vị ngọt mật ong. Màu nước ánh vàng như màu mật ong sóng sánh.
Lục Trà Shan Tuyết – Mộc An có thể pha được 8 – 10 lượt nước.
Để có một ấm trà tròn đầy hương vị
Chuẩn bị
1/ Cho một lượng trà bằng 1/5 dung tích ấm (có thể tăng giảm theo sở thích cá nhân).
2/ Nước pha trà: Nên dùng nước suối chảy, nước giếng đá tổ ong, nước tinh khiết (nước đã qua thiết bị lọc). Tránh dùng nước khoáng sẽ làm mất đi hương và vị của trà. Dùng nước đã đun sôi và để còn 85 – 90 °C.
Cách pha:
1/ Dùng nước đun sôi làm nóng ấm chén trước khi phi trà.
2/ Nước thức trà: cho ngập trà rồi rót ra ngay. Nước này bạn có thể bỏ hoặc uống trước hay sau buổi thưởng trà.
3/ Nước một: Rót nước pha trà vào đầy ấm, ủ trà khoảng 20 – 30 giây rồi rót hết ra tống, tiếp chia ra chén nhỏ để thưởng thức.
4/ Nước hai, ba: Rót nước pha trà vào đầy ấm, ủ trà khoảng 20 – 30 giây rồi rót hết ra tống, tiếp chia ra chén nhỏ để thưởng thức.
5/ Các nước trà về sau bạn có thể pha nhiệt độ 100 độ C và ủ lâu hơn (tùy vào sở thích của cá nhân).
Công dụng:
1/ Giúp tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi.
2/ Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
3/ Chống lão hóa,
Lưu ý:
1/ Uống sau khi ăn 30 phút.
2/ Để thưởng thức hương và vị trà trọn vẹn, bạn nên thử nghiệm dùng loại ấm bằng chất liệu tử sa nhé. Sẽ khác nhiều so với các loại ấm làm bằng chất liệu khác.
Cách bảo quản:
1/ Để trà nơi thoáng khí
2/ Độ ẩm tốt nhất để trữ trà nên là khoảng 70%. Cao hơn hoặc thấp hơn một chút cũng không sao. Nhưng không nên để quá 80 hay 85%.
3/ Trữ trà không những thoáng mà còn phải mát nữa. Vì môi trường quá nóng hay quá ẩm thì vi khuẩn sẽ phát triển quá mạnh. Đúng là trà cần các vi sinh vật trong không khí để lên men. Thế nhưng quá nhanh cũng sẽ dẫn đến các nguy cơ như trà bị mốc.
4/ Nguyên tắc số 1 của việc trữ bất kỳ loại trà nào đó là tránh xa mọi thứ có mùi. Vì trà có khả năng hấp thụ mùi rất tốt. Vì vậy, tránh để thứ gì có mùi mạnh ở gần nơi trữ trà.
5/ Để trà nơi nào thật tối hay ít ánh sáng. Vì ánh sáng thường sẽ có tác động lên màu nước trà. Thường màu nước trà sẽ đậm hơn nếu lá trà tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian dài.