KINH VĂN

Hoàng-Đế hỏi :

Gió Trời có 8 hướng, nhưng bệnh phong (2) ở kinh mạch chỉ có 5 thứ là nghĩa thế nào? (3)

Kỳ-Bá thưa:

Tám thứ gió nếu là “tà phong” , phạm vào kinh tức thành kinh-phong ; nó xâm vào 5 Tạng, bịnh sẽ do đó mà phát sinh (3) .+ a

KINH VĂN

Tà khí của 4 mùa lại làm thương cả 5 Tạng (1) .

Âm tinh sinh ra, gốc tự Ngũ-vị ; thần của 5 Tạng bị thương bởi năm vị (2) .

Vì vậy nên :

_ Vị nếu quá chua, Can-khí bị đẫm ướt, Tỳ-khí sẽ bị tuyệt (3) .

_ Vị nếu quá mặn, Đại-cốt nhọc mệt, cơ nhục bị sút Tâm-khí bị chèn nén (4) .

_ Vị nếu quá ngọt, Tâm-khí thở gấp và đầy ; da sạm đen,Thận-khí không yên (5) .

CHÚ GIẢI

(1)_. Khí của 4 mùa là PHONG-HÀN-THỬ-THẤP.

Câu này tỏ ra : chẳng những sự khí hóa của Âm Dương mắc bịnh, mà cả vật hữu hình là 5 Tạng cũng bị mắc bịnh, vì bịnh lâu thời truyền hóa.

(2)_. Thần khí sinh ra bởi Âm-tinh : tinh của 5 Tạng sinh ra bởi 5 vị_. thương bởi 5 vị, vì trong 5 vị có một vị “thiên thắng” nhiều hơn.

TOAN sinh Can, KHỔ sinh Tâm, CAM sinh Tỳ, TÂN sinh Phế, HÀM sinh Thận. Đó là Âm-tinh sinh ra bởi 5 vị.

(3)_. Vị Toan (chua) vào Gan, nếu chua quá thời Can nhiều tân dịch nên đẫm ướt ; Can đã bị đẫm ướt, Tỳ không chuyển du vào đâu, nên Tỳ-khí bị tuyệt.

(4)_. ĐẠI CỐT tức là Phủ của Thận. Vị mặn quá thời thương Thận, nên Đại-cốt bị thương ; Thủy tà thịnh phạm lên Thổ (Tỳ) nên cơ nhục sút. Thủy dẫn ngược xâm lấn vào Tâm, nên Tâm-khí như bị chèn nén.+ a

(5)_. Vị quá Ngọt, thời Thổ-khí (Tỳ) quá đầy đủ rồi. Thổ đã quá đầy đủ, thời Tâm không còn có thể truyền sang cho con nó nữa (Hỏa sinh Thổ ; Tâm là mẹ, Tỳ là con) ; vì thế nên thành chứng THỞ GẤP VÀ ĐẦY. Thận chủ về Thủy, sắc nó đen ; Thổ can (khô ráo, quá găng) quá thời làm thương đến Thận, nên mới hiện ra ngoài da sạm đen và Thận khí không yên.

Hoàng Đế Nội Kinh

Công ty TNHH Văn Hóa Mộc An

Moc An Culture Company Limited

Tên viết tắt: MACCO

101Bis Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Q3, Hồ Chí Minh.

Không gian thưởng trà: Ngõ 689 Lạc Long Quân, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Bản quyền thuộc về Mộc An Trà